logo

THƯƠNG HIỆU XE LĂN ĐIỆN MEDI-PROCARE

Giải pháp chăm sóc người bệnh tối ưu
xelangiare.vn@gmail.com
Tổng đài tư vấn: 1900 4601
0
  • Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
0
  • Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
0
  • Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Cấu tạo của xe lăn điện cao cấp, giá rẻ cho người già, người khuyết tật







Xe lăn điện cho người già, người khuyết tật có cấu tạo như thế nào ?

 

Có lẽ đây là câu hỏi được nhiều quý khách quan tâm khi chọn mua xe lăn điện , bài viết sau đây, THƯƠNG HIỆU XE LĂN ĐIỆN xin được mạn phép chia sẻ những tính năng nổi bật của xe lăn điện để quý khách có thể lựa chọn được dòng sản phẩm xe lăn điện chất lượng tốt nhất, chính hãng, phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền.

Cấu tạo của Xe lăn điện MEDI-PROCARE XE-122L

Xe lăn điện MEDI-PROCARE

 

 

 

 

I. CẤU TẠO CƠ BẢN CỦA XE LĂN ĐIỆN

Xe lăn điện có thể được xem là một dụng cụ di chuyển ( Mobility ) ở tư thế ngồi. Như vậy, có thể chia xe lăn thành hai bộ phận chính:

Bộ phận ngồi/ Hệ thống ngồi: thường có dạng ghế vuông góc với các nâng đỡ tư thế cần thiết tuỳ theo nhu cầu

 

Bộ phận di chuyển/ Hệ thống di chuyển: thường dưới dạng 3-4 bánh xe (trước và sau) và các thành phần bổ sung tuỳ theo cách di chuyển, và một hệ thống an toàn

 

Các bộ phận nhằm đáp ứng nhu cầu khác: xe lăn đa năng

 

Cấu tạo cơ bản của xe lăn

 

 

Cấu tạo của xe lăn

 

 

 

1. Bộ phận ngồi/ Hệ thống ngồi

Các thành phần cơ bản của hệ thống ngồi là:

 

1.1. Chỗ ngồi:

Độ rộng: Đo kích thước xe lăn phù hợp quan trọng đầu tiên là độ rộng Chỗ ngồi (đo khoảng cách A). Chật sẽ làm người bệnh không ngồi được. Rộng quá sẽ làm tư thế ngồi không vững và hay tay muốn đẩy xe phải dang rộng ra, đẩy xe mau mỏi và không hiệu quả. Tốt nhất là vừa sát (đưa lọt hai bàn tay vào hai bên). Vì khó có thể điều chỉnh được độ rộng xe lăn nên đây là số đo quan trọng nhất khi chỉ định hoặc mua xe lăn.

Độ sâu chỗ ngồi (đo khoảng cách B). Sâu quá sẽ gây chèn ép khoeo chân, ngắn quá sẽ làm ngồi không vững. Độ sâu chỗ ngồi xe lăn nên = B-3 cm

 

 

1.2. Các chỗ tựa để ngồi đúng và ngồi vững:

Chỗ tựa lưng: thấp nhằm dễ dàng cho sử dụng vai tay (dành cho người có thân mình vững và tự đẩy xe lăn), cao nhằm tăng cường giữ vững tư thế, trong một số trường hợp giữ đầu cổ kém có thể cao hơn để nâng giữ đầu cổ (như bại não). Một số trường hợp ngồi không vững có thể hỗ trợ thêm với các loại đai giữ ngực hoặc đệm nâng đỡ một bên/hai bên ngực. Đo khoảng cách D và E cho người tựa lưng thấp và cao

 

Chỗ tựa tay: Có thể có hai thanh tựa tay hai bên (có thể tháo lắp được hoặc cố định), một số xe lăn còn cung cấp mặt bàn để tựa tay cho các hoạt động của chi trên (như ăn, viết), nhất là xe lăn dành cho trẻ em, người cao tuổi.

 

Chỗ tựa chân: Kê/gác bàn chân (có thể xoay mở) nhằm giữ tư thế gối và bàn chân vuông góc. Có thể có chỗ tựa cẳng chân trong trường hợp giữ chân không vững (miếng chêm, băng vải). Một số trường hợp để phòng biến dạng có thể cung cấp thêm miếng tách hai đùi phòng ngừa khép háng. Trong đo bệnh nhân để xác định khoảng cách gác chân phù hợp, cần đo chiều dài cẳng bàn chân: C

 

Cấu tạo cơ bản của xe lăn

Các số đo cơ bản để xác định một xe lăn phù hợp về kích thước

 

 

 

2. Bộ phận di chuyển/ Hệ thống di chuyển

2.1. Bánh trướckể cả trục cổ, phô tăng, trục bánh xe, bánh xe. Thường nhỏ, có thể một hoặc hai bánh, có khả năng xoay quanh trục cổ để điều hướng di chuyển. Bánh to hơn nếu di chuyển cộng đồng.

 

2.2. Bánh sau: Thường lớn hơn, quay quanh trục, tạo vận động di chuyển tới/lui. Lốp có thể là lốp đặc hoặc lốp hơi.

 

2.3. Thành phần tạo di chuyển:

Vành đẩy: cạnh ngoài bánh xe sau để người bệnh tự di chuyển bằng cách đẩy hai bàn tay (hoặc một tay và một chân, ít hiệu quả hơn) (độc lập). Một số xe lăn có vành đẩy dễ bám hoặc có ụ nổi để dễ đẩy hơn (hoặc bệnh nhân đeo bao tay tăng ma sát và giảm tổn thương).

Tay đẩy: Sau Chỗ tựa lưng để người khác đẩy cho người bệnh (Phụ thuộc) (kèm theo còn có Chỗ đạp chân để nâng hở bánh trước khi đi lên xuống bậc thềm, vật cản).

Trường hợp cơ chế di chuyển không dùng vành đẩy hai bên mà sử dụng hoạt động của tay kéo/đẩy tròn ở trước mặt, được gọi là xe lắc (mặc dù thực tế không phải là động tác lắc!).

Di chuyển bằng động cơ ( Độc lập với động cơ ): Có thể chạy ở bánh trước, hoặc bánh sau. Động cơ thường chạy điện (pin, ắc quy) hoặc nhiên liệu lỏng, điều hướng và tăng tốc với tay điều khiển bằng chi trên hoặc cằm, hoặc dạng công tắc bật ở đầu hoặc chi. Hướng phát triển tương lai là điều khiển bằng giọng nói.

Cấu tạo cơ bản của xe lăn

 

 

 

2.4. Hệ thống an toàn khi đứng yên và di chuyển:

Khoá, phanh,

Thanh chống ngã (sau, trước …).

Độ rộng và độ dài của khung xe cũng ảnh hưởng đến an toàn di chuyển. Xe lăn dài hơn thì vững hơn, sử dụng ở cộng đồng, trong khi xe lăn ngắn hơn thì dễ đổ ngã ở đường dốc nhưng dễ di chuyển trong nhà hơn.

 

 

 

3. Các bộ phận và thay đổi nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau

Để dễ dàng mang theo (khi đi tàu, máy bay…) xe lăn có thể gấp được (khung gấp /khung cứng) và nhẹ. Tuy nhiên, xe lăn thể thao là xe lăn khung cứng nhưng nhẹ hơn để dễ đạt tốc độ cao.

Nệm thông thường, nệm chống loét

Những bệnh nhân có nhu cầu nâng đỡ nâng cao: thân mình, đầu cổ ..

Đai giữ thân mình

Các thanh chặn hai bên thân mình

Mặt bàn để học tập, sinh hoạt hàng ngày

Những bệnh nhân có nhu cầu ngửa người: xe lăn có khung nghiêng (vẫn giữ góc ngồi vuông góc) hoặc khung ngữa (chuyển từ ngồi sang nằm ngữa) và có thể nâng thẳng gác chân. Thường dùng ở những người ngồi lâu cần chuyển sang tư thế nằm để phòng loét…. Xe lăn điện cũng có thể có hệ thống ngã lưng và nâng chân bằng động cơ.

Những bệnh nhân có nhu cầu vệ sinh tại chỗ: bô vệ sinh dưới chỗ ngồi.

 

Tài liệu xe lăn cơ bản của Tổ Chức Y Tế Thế Giới có thể tải về tại đây: Tài liệu khoa học về xe lăn

 

 

 

II. CẤU TẠO CHI TIẾT CỦA XE LĂN ĐIỆN

Xe lăn điện là loại xe lăn có thể tạo ra các chuyển động bằng động cơ điện thay vì dùng lực đẩy từ tay như những loại xe lăn tay thông thường. Về cơ bản xe lăn điện có kết cấu khá giống với xe lăn tay với phần khung xe.

Cấu tạo của xe lăn điện

 

Xe lăn điện vận hành có sự hỗ trợ của động cơ điện và hê thống điều hướng. Hệ thống truyền động điện cho xe lăn thường bao gồm bộ chuyển đổi năng lượng, động cơ / giảm tốc, bộ điều khiển và bộ lưu trữ năng lượng ( Acquy, pin). Bên cạnh ba thành phần chính, ghế ngồi và các phụ kiện kèm theo cũng rất quan trọng trong thiết kế xe lăn điện

 

Các bộ phận chính của xe lăn điện bao gồm: khung xe, bánh xe, động cơ điều khiển tốc độ, động cơ điều khiển hướng lại, bộ truyền động nhông xích, bộ truyền động đai ốc. Ngoài ra xe còn có hệ thống cần gạt điều khiển, đèn tín hiệu.

Động cơ chính điều khiển xe là động cơ một chiều kích từ khối nam châm vĩnh cửu có công suất là 120W.

Động cơ điều khiển hướng lái : công suất 30W truyền động đai ốc.

Bình acquy 12V-9Ah và bộ xạc để cung cấp năng lượng cho xe

 

Cấu tạo của xe lăn điện

 

 

 

 

 

III. CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA XE LĂN ĐIỆN

Cơ chế vận hành của xe lăn điện

Sơ đồ khối của hệ thống truyền động điện điển hình trên xe lăn điện

 

 

Hình trên cho thấy một sơ đồ khối tiêu chuẩn của một hệ thống truyền động điện trong xe lăn điện. Pin cung cấp năng lượng điện cho xe lăn. Động cơ là để chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học để lái bánh xe chuyển động. Chức năng của bộ chuyển năng lượng là đảm bảo điện áp và dòng điện phù hợp cho hệ thống. Bộ điều khiển ra lệnh cho bộ chuyển đổi năng lượng sử dụng tín hiệu điều khiển và điều chỉnh hoạt động của động cơ để tạo ra tốc độ và mô-men xoắn thích hợp.

 

Thành phần chính trong hệ thống truyền động là động cơ. Động cơ DC được sử dụng rộng rãi trên xe lăn vì tính đơn giản về công nghệ và khả năng xử lý nhiều tốc độ khác nhau, khởi động / dừng, lùi và phanh. Một động cơ DC không chổi than (BLDC) được tạo ra bằng cách đảo ngược stato và rôto của động cơ DC thông thường bằng cách từ bỏ cổ góp cơ học và vòng trượt (vành góp điện), có những lợi thế bao gồm sử dụng công tắc điện tử, khả năng tạo ra mô-men xoắn lớn và nhiều tiết diện cho cuộn dây phần ứng điện.

 

Động cơ BLDC có thể được chia thành động cơ BLDC cảm biến và động cơ BLDC không cảm biến. Động cơ BLDC không cảm biến sử dụng điện áp EMF, thay vì sử dụng cảm biến vị trí, để phát hiện vị trí nam châm rôto. Việc loại bỏ các cảm biến vị trí không chỉ làm giảm kích thước và chi phí của động cơ mà còn làm tăng độ tin cậy của toàn hệ thống.

 

Hiệu suất hệ thống của động cơ DC rất thấp ở các dải tốc độ thấp. Với sự hỗ trợ của bộ giảm tốc, tốc độ của động cơ có thể hoạt động với hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên, bộ giảm tốc làm tăng trọng lượng và giảm hiệu suất. Các mẫu động cơ thay thế, như động cơ BLDC không cảm biến 3 pha và truyền động trực tiếp ( Direct Drive) (DD) Động cơ DC, đang được phát triển và tích hợp vào xe lăn điện cho hiệu suất cao.

 

Cấu tạo của Xe lăn điện MEDI-PROCARE XE-122L

Xe lăn điện MEDI-PROCARE

 

 

 

 

 

IV. CƠ CHẾ ĐIỀU KHIỂN CỦA XE LĂN ĐIỆN

Mạch đảo chiều dùng cầu H mosfet điều khiển tốc độ và hướng của động cơ, được dòng định mức tới 23A.

Nguyên tắc điều khiển tốc độ di chuyển của xe lăn điện là điều biến độ rộng xung (PWM). Xung PWM xảy ra khi mạch điều khiển trung tâm sử dụng vi điều khiển PIC-16F877A.

Xe lăn phục hồi chức năng hiện nay có cơ chế điều khiển dễ dàng và linh hoạt

Nút bấm bật nguồn nhanh chóng để sẵn sàng di chuyển.

Bộ điều tốc điều chỉnh chỉ bằng một thao tác, đẩy bộ điều tốc về phía trước nếu muốn đi nhanh hoặc kéo lại phái sau để giảm tốc.

Bộ phận cần gạt sẽ làm nhiệm vụ điều hướng, người dùng muốn xe đi theo hướng nào chỉ cần gạt hướng cần gạt theo đó là xe sẽ tự chuyển bánh.

Phanh tay sử dụng đơn giản, chỉ bằng một thao tác giữ nút hoặc nhả cần gạt là xe sẽ dừng lại, bảo đảm an toàn.

 

 

 

 

Hiện nay có một số loại xe lăn điện được tích hợp bộ điều khiển bằng giọng nói với các kí hiệu được mã hóa cho mỗi lệnh, giúp người dùng rút gọn những thao tác điều khiển.

Ngoài ra một số loại xe lăn phục hồi chức năng tích hợp bộ điều khiển không dây Bluetooth để giúp người dùng vận hành xe qua smartphone hoặc máy tính bảng.

 

Tính năng của Xe lăn điện MEDI-PROCARE

Xe lăn điện MEDI-PROCARE

 

 

 

 

 

Xe lăn điện MEDI-PROCARE

 

 

 

Xe lăn điện ngả nằm Akiko A99

Xe lăn điện MEDI-PROCARE A99

 

 

 

Xe lăn điện MEDI-PROCARE XE-110A

 

 

 

 

 

 

V. ĐỊA CHỈ CUNG CẤP XE LĂN ĐIỆN CHẤT LƯỢNG, CHÍNH HÃNG

Nếu quý khách đang có nhu cầu tìm mua sản phẩm xe lăn điện, vui lòng liên hệ với thương hiệu www.xelandien.net. Thương hiệu hiện nay là một trong những đại diện phân phối chính hãng các sản phẩm xe lăn điện chất lượng hiện nay trên thị trường.

Thương hiệu có thể đáp ứng đầy đủ các sản phẩm với nhiều hãng sản xuất nổi tiếng khác nhau để giúp quý khách dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu sử dụng.

 

Để tham khảo thêm thông tin của các sản phẩm xe lăn điện, quý khách hàng vui lòng truy cập website: https://xelandien.net hoặc tổng đài tư vấn xe lăn điện: 19004601

 

Đề xuất: Nếu có thời gian, quý khách vui lòng trải nghiệm tham khảo trực tiếp và vận hành thử các dòng sản phẩm xe lăn điện tại trụ sở của thương hiệu để có thể có được sự lựa chọn tốt nhất trước khi mua hàng!

► HỆ THỐNG TRỤ SỞ THƯƠNG HIỆU

● Trụ sở 0180/2A Lưu Chí Hiếu, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh ( Gần Công Viên D9 – Lưu Chí Hiếu )

● Trụ sở 02348 Nguyễn Văn Linh, Phường Bình Thuận, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh ( Gần ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Thị Thập )

● Tra cứuHệ thống cửa hàng của thương hiệu trên toàn quốc

● Google maps: https://goo.gl/maps/GgnWeuvbqp62by6r6

Tại trụ sở của thương hiệu, luôn trưng bày sẵn tất cả các dòng sản phẩm xe lăn điện, và với sự hỗ trợ trực tiếp của chuyên viên tư vấn kỹ thuật của thương hiệu, hy vọng quý khách sẽ có được sự trải nghiệm mua hàng tốt nhất khi sử dụng dịch vụ.

” Sự hài lòng của quý khách hàng là thành công lớn nhất của thương hiệu “

” Quý khách có thể không mua hàng, nhưng hãy cho phép chuyên viên y tế của thương hiệu được tư vấn để quý khách có thể hiểu rõ nhất về sản phẩm “

● Websitewww.xelandien.net

● Websitewww.xelangiare.vn

● Websitewww.vienyte.vn

● Tổng đài tư vấn xe lăn điện19004601

 

 

 

 

 

 

Bất cứ lúc nào quý khách hàng cần hỗ trợ về sản phẩm xe lăn điện, đừng ngần ngại, hãy tương tác trò chuyện cùng chuyên viên tư vấn y tế của thương hiệu tại website www.xelandien.net  hoặc tổng đài tư vấn xe lăn điện: 19004601

 

 

Xe lăn điện MEDI-PROCARE

 

 

 

 

Cảm ơn quý khách hàng đã theo dõi bài viết chia sẻ!

Với những thông tin trên, thương hiệu www.xelandien.net hy vọng đã giúp quý khách có thêm những kiến thức hữu ích để có thể chọn mua xe lăn điện chất lượng, chính hãng và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

 

 

 

THƯƠNG HIỆU XE LĂN ĐIỆN

► HỆ THỐNG TRỤ SỞ THƯƠNG HIỆU

● Trụ sở 0180/2A Lưu Chí Hiếu, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh ( Gần Công Viên D9 – Lưu Chí Hiếu )

● Trụ sở 02348 Nguyễn Văn Linh, Phường Bình Thuận, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh ( Gần ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Thị Thập )

● Tra cứuHệ thống cửa hàng của thương hiệu trên toàn quốc

● Google maps: https://goo.gl/maps/GgnWeuvbqp62by6r6

● Websitewww.xelandien.net

● Websitewww.xelangiare.vn

● Websitewww.vienyte.vn

● Tổng đài tư vấn19004601

● Điện thoại028 222 39 444

● Điện thoại028 222 39 444

● Hotline09 71 71 71 23

● Hotline090 26 123 79

● Hotline091 95 96 123

● Hotline090 26 123 79

● Hotline09 65 345 907

● Hotline09 65 345 907

● Email: xelandien.net@gmail.com

● Zalo09 71 71 71 23

● Facebookhttps://facebook.com/xelangiare.vn

 

 

 

 

Bài viết liên quan:
Giới Thiệu về Yến Sào Cam - Tổ Yến Cam Asia Bird’s Nest   I.

Đánh giá
Quản Trị Viên
Không có bình luận

Gửi bình luận

Bình luận

*












YÊU CẦU GỌI LẠI TƯ VẤN
+
Gửi số điện thoại
.
.
.
.
Gọi ngay
Địa điểm